Thủ tục đăng ký nuôi, mua bán động vật hoang dã

1. Các loại động vật hoang dã nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại – Các loài động vật hoang dã nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại được quy định tại phụ lục số IB nghị định 36/2006/NĐ-CP. – Vì những động vận này bị nghiêm […]

1. Các loại động vật hoang dã nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
– Các loài động vật hoang dã nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại được quy định tại phụ lục số IB nghị định 36/2006/NĐ-CP.

– Vì những động vận này bị nghiêm cấm sử dụng vì mục đích thương mại nên bạn không thể đăng ký nuôi sinh sản chúng để bán được và bạn cũng không thể buôn bán chúng (kể cả con giống) được.

2. Các loài động vật hoang dã quý hiếm nhưng không bị cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
– Các loài động vật nguy cấp quý hiếm, bị hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại được quy định tại Phụ lục II, III của Công ­ư­ớc CITES và Nhóm IIB nghị định 36/2006/NĐ-CP.

– Để nuôi sinh sản các loài động vật này bạn cần xin cấp phép theo quy định tại nghị định 82/2006/NĐ-CP.

– Cơ quan có thẩm quyền cấp phép là: Cơ quan kiểm lâm tỉnh, nơi không có kiểm lâm tỉnh thì đăng ký tại cơ quan quản lý chuyên ngành được bộ nông nghiệp chỉ định.

– Thời gian xin cấp phép: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

– Hồ sơ xin cấp phép nuôi sinh sản động vật hoang dã quý hiếm gồm:
+ Văn bản đề nghị xin cấp giấy phép nuôi sinh sản động vật hoang dã quý hiếm;
+ Tài liệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh đ­ư­ợc việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ư­­ớc CITES và luật pháp quốc gia
+ Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cư­­ờng nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen
+ Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức l­ư­u trữ thông tin
+ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người xin phép.

– Khi khai thác động vật nuôi thì theo Điều 12 Quyết định 59/2006/QĐ-BNN, thông tư 25/2011/TT-BNN, bạn cần liên hệ với cơ quan kiểm lâm sở tại để xác nhận bản kê động vật được nuôi. Ngoài ra khi vận chuyển thì người vận chuyển còn phải xin giấy phép vận chuyển đặc biệt. Thủ tục xin cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt được thực hiện theo Điều 4 Thông tư 25/2011/TT-BNN (sửa đổi Điều 5 Quyết định 59/2006/QĐ-BNN), cụ thể:

– Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Hạt Kiểm lâm nơi có lâm sản, hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt (Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư 25/2011/TT-BNN);
+ Tài liệu chứng minh nguồn gốc lâm sản nguy cấp, quý, hiếm đề nghị cấp giấy phép vận chuyển (bản sao mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện);
+ Thời hạn giải quyết cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3. Các động vật hoang dã thông thường
– Việc xin cấp phép nuôi động vật hoang dã thường được quy định tại 25/2011/TT-BNNPTNT. Theo đó thủ tục xin cấp phép nuôi sinh sản được quy định như sau:

– Cơ quan cấp phép: Cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh, nơi không có cơ quan kiểm lâm thì thẩm quyền thuộc về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Thời gian cấp phép: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

– Hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản động vật thông thường

– Khi khai thác động vật nuôi thì theo Điều 12 Quyết định 59/2006/QĐ-BNN, thông tư 25/2005/TT-BNN, bạn cần liên hệ với cơ quan kiểm lâm sở tại để xác nhận bản kê động vật được nuôi.