Một số biện pháp kỹ thuật phòng chống nắng nóng mùa hè trong ao nuôi trồng thủy sản

Mặc dù mới bước vào mùa hè. Song, những ngày qua, miền Bắc đã xảy ra đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất trong ngày có thể lên tới 38-39 độ C. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, thời gian tới thời tiết, khí hậu […]

Mặc dù mới bước vào mùa hè. Song, những ngày qua, miền Bắc đã xảy ra đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất trong ngày có thể lên tới 38-39 độ C. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, thời gian tới thời tiết, khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp. Năm nay, sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,5 độ C.

 

Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao mùa hè đối với động vật thủy sản. Trạm khuyến nông huyện Mỹ Đức khuyến cáo người nuôi thủy sản cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật chống nắng nóng như sau:

1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến môi trường và động vật thủy sản:

Nhiệt độ nước là một trong các thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi và cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của vật nuôi thủy sản. Cá và các động vật thủy sản đều là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nước.

Nhiệt độ tăng, giảm đột ngột sẽ gây sốc cho cá, làm tỷ lệ sống và khả năng đề kháng bệnh của cá thấp hơn nhiều so với cá sống trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.

Nhiệt độ nước cao làm tăng khả năng trao đổi chất, do đó tăng tiêu hao oxy. Tăng mẫn cảm với vi rút, vi khuẩn gây bệnh cho cá.

Nhiệt độ nước cao còn là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại ký sinh trùng, nấm bệnh, vi khuẩn, vi rút gây bệnh cho cá phát triển;

Nhiệt độ nước cao còn ảnh hưởng đến sự chuyển tải oxy trong nước. Khi nắng nóng trong thời gian dài làm các loại tảo trong ao phát triển mạnh (nhiều loại tảo có hại) làm giảm lượng ô xy hòa tan trong nước.

Đồng thời, nắng nóng kéo dài cũng làm cho nhiệt độ môi trường nước tăng lên, các chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao sẽ phân huỷ mạnh, quá trình phân hủy chất hữu cơ không chỉ tiêu hao nhiều oxy trong nước mà còn thải ra các khí độc ở đáy ao như: Cacbonnic(CO2), Sunphuahydro(H2S), Amoniac (NH3), Mêtan (NH4)….. khuyếch tán vào nước gây ngộ độc cho cá, làm suy giảm sức đề kháng, cá nuôi dễ bị nhiễm bệnh.

Mùa hè thường xuất hiện các cơn mưa rào với lượng nước lớn làm cho môi trường nước ao nuôi bị xáo trộn dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của động vật thủy sản. Gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

2. Quản lý ao nuôi  và môi trường nước:

Thường xuyên kiểm tra bờ, cống ao tránh rò rỉ mất nước, cấp nước bố sung cho ao nuôi, duy trì mức nước trong ao tối thiểu từ 1,5-2m để tăng khả năng ổn định nhiệt độ nước trong ao nuôi thủy sản. Nhiệt độ thay đổi lớn theo độ sâu của nước, ở tầng nước mặt nhiệt độ có thể chênh lệch ngày và đêm lên đến 100C, ở sâu khoảng 20 cm nhiệt độ chênh lệch khoảng 50C, ở đáy ao nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm khoảng 20C. Nhiệt độ giảm dần từ mặt nước xuống đáy ao. Thông thường trong ngày đêm nhiệt độ cao nhất lúc 14-16 giờ và thấp nhất lúc 2-5 giờ. Để giảm bớt hiện tượng cá bị sốc do chênh lệch nhiệt độ trong ngày đêm quá lớn và cũng để giảm bớt nhiệt độ môi trường tạo vùng phân bổ mát hơn cho cá trong mùa nóng cần luôn đảm bảo mực nước trong ao ở mức cao nhất có thể.

Khi trời nắng quá, đối với ao nuôi cá cần làm giàn che nắng trên mặt nước (cao hơn mặt nước khoảng 0.7-1 m) ở phía Tây ao bằng lưới đen tản nhiệt, dàn: mướp, bầu, bí, dây leo … hoặc có các khung thả bèo cái, bèo tây, bèo hoa dâu khoảng 1/4 -1/3 diện tích ao nuôi làm nơi trú nắng cho cá.

Đối với ao nuôi lươn, ếch cần tạo nơi trú nắng bằng các ống tre, nứa buộc thành từng bó nhỏ đặt ở các góc ao.

Hạn chế đánh bắt, san thưa, vận chuyển, thả giống vào những ngày nắng nóng, thời điểm nắng nóng trong ngày.

Nắng nóng kéo dài, cường độ chiếu sáng trong ngày lớn làm tảo phát triển mạnh gây nên hiện tượng “nở hoa nước” trong ao nuôi dẫn đến hiện tượng cá nổi đầu về đêm và sáng sớm. Đặc biệt sau các trận mưa tảo chết hàng loạt làm biến đổi các yếu tố lý, hóa của môi trường nước gây ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng và khả năng nhiễm bệnh của động vật thủy sản.

Để hạn chế tác hại của hiện tượng “nở hoa nước” người nuôi cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:

Bón vôi nông nghiệp (CaMg(CO3)2) xung quanh bờ ao trước khi mưa với lượng khoảng 10 – 15kg/ha. Nếu mưa lâu nên xả bớt nước ở tầng mặt.

Nếu ao nuôi có độ trong < 30cm và có màu không ổn định nên tiến hành bón men vi sinh (hoặc bón vôi 1-2 kg/100m2 ao) nhằm hạn chế chất hữu cơ trong nước ngăn ngừa sự phát triển của tảo.

Khi thiếu oxy (O2); thừa cacbonnic (CO2) và các khí độc trong môi trường nước sẽ làm cá ngạt thở, nổi đầu. hiện tượng này thường xảy ra ở ao ít hoặc không có khả năng thay nước thường xuyên, chất hữu cơ tích tụ ở dáy ao nhiều phân hủy mạnh, mật độ cá thả quá dày.Tình trạng nắng nóng kéo dài cá càng bị ngạt thở, sau một thời gian cá yếu dần rồi chết. Nếu trong ao nuôi cá nổi đầu từ chập tối hoặc gần trưa nắng mà cá vẫn nổi đầu là ao thiếu oxy nghiêm trọng, cần phải tiến hành xử lý ngay. Tăng cường oxy cho ao bằng cách bơm thêm nước sạch vào ao, có thể thay 30% lượng nước trong ao nuôi. và phun mưa trên mặt ao, tháo bớt nước cũ ra ngoài. Thường xuyên quan sát ao nuôi vào lúc nửa đêm và sáng sớm, nếu thấy hiện tượng cá nổi đầu. Sử dụng máy bơm nước, máy quạt nước, thuyền tạo sóng… từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng để tăng lượng oxy hòa tan, hỗ trợ ô xy cho cá.

Đối với những ao nuôi môi trường bị ô nhiễm, đáy ao quá nhiều bùn bẩn phải có kế hoạch nạo vét, hút bùn bẩn vào thời điểm thích hợp, sau đó sử dụng hóa chất BKC80 để xử lý liều lượng 1 lít/1.000m3  nước, kết hợp với quạt nước, bơm nước để tăng hàm lượng oxy.

Tuyệt đối không xả thải trực tiếp chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, phân chuồng xuống ao nuôi sẽ gây ô nhiễm môi trường nước.

Định kỳ bón vôi để làm sạch, ổn định môi trường, phòng bệnh cho cá lượng dùng 1-2kg/100m2/10-15 ngày/lần. 1 tháng/lần, sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn trong môi trường ao nuôi, có thể sử dụng BKC, hoặc VICATO,…với lượng 1 lít (hoặc 1kg) cho 2.000-3.000 m3 nước.

3. Tăng cường quản lý và chăm sóc đàn cá:

Mật độ cá thả ương, nuôi (phù hợp với phương thức nuôi: thâm canh hoặc quảng canh) không nên thả quá dày để đảm bảo môi trường nuôi đủ ôxy.

Hạn chế kéo cá để tránh xây sát, dễ gây nhiễm bệnh cho cá.

Cho cá ăn vào sáng sớm và chiều mát; đảm bảo đủ khẩu phần thức ăn/ngày, chia làm 2 lần: sáng 6-7giờ và chiều 17-18 giờ. Loại bỏ thức ăn dư thừa tránh gây ô nhiễm môi trường nước. giảm từ 30-40% lượng thức ăn cho cá ăn vào những ngày nắng nóng trên 350C. Ngừng cho cá ăn ở những thời điểm môi trường nước trên 39-400C.

Cho cá ăn Tỏi say nhuyễn với liều lượng 50g tỏi/10kg cá/ngày, sử dụng trong 5-7 ngày liên tục; hoặc dùng thuốc KN04-12 lượng dùng 200gam thuốc trộn đều vào 100kg thức ăn, cho ăn liên tục 3-5 ngày để phòng bệnh cho cá; kết hợp cho cá ăn bổ sung Vitamin C với liều lượng 3g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong vòng 3-5 ngày để tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu với stress cho cá.

Khuyến cáo các hộ nuôi trồng thuỷ sản tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh cho cá, không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trong việc phòng cũng như trị bệnh cho cá nuôi theo kinh nghiệm hoặc những người không có chuyên môn để tránh hiện tượng vi khuẩn nhờn thuốc.

Những ao nuôi cá đã đạt kích cỡ, trọng lượng thu hoạch cần chủ động thu tỉa để giảm mật độ nuôi hoặc thu toàn bộ vào thời điểm thích hợp.

Trên đây là hướng dẫn một số biện pháp về cách phòng và quản lý môi trường ao nuôi, chăm sóc thủy sản trong mùa nắng nóng, khuyến cáo bà con áp dụng nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả của nghề nuôi thủy sản./.

Nguyễn Hồng Vũ (st)