Năm 2020, tỉnh Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng tôm nuôi 85.000 tấn, cung ứng nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản, với tổng diện tích nuôi tôm khoảng 120.000 ha. Nông dân huyện U Minh Thượng thu hoạch tôm càng xanh nuôi xen với lúa. Ảnh: Lê Sen – TTXVN […]
Tin liên quan
Năm 2020, tỉnh Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng tôm nuôi 85.000 tấn, cung ứng nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản, với tổng diện tích nuôi tôm khoảng 120.000 ha.
Nông dân huyện U Minh Thượng thu hoạch tôm càng xanh nuôi xen với lúa. Ảnh: Lê Sen – TTXVN
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang xây dựng khung lịch thời vụ thả giống nuôi tôm nước lợ thích hợp với từng vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, cơ cấu mùa vụ thả giống sản xuất tôm sú – lúa vùng U Minh Thượng; nuôi tôm sú khu vực ven sông Cái Lớn thuộc vùng Tây sông Hậu, vùng ven biển Hòn Đất – Kiên Lương – Hà Tiên – Giang Thành; nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp; nuôi quảng canh cải tiến, tôm – rừng; nuôi tôm càng xanh xen canh với lúa.
Tiếp đến, Kiên Giang phối hợp với các tỉnh sản xuất tôm giống giám sát chặt chẽ chất lượng con giống nhập về địa bàn tỉnh theo thỏa thuận đã ký kết. Ngành chức năng tỉnh thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh kịp thời thông tin đến người nuôi để chủ động sản xuất; triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Hướng dẫn người dân đăng ký nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng để được cấp mã số cơ sở nuôi theo quy định. Xây dựng mô hình chuỗi sản xuất tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu.
Ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang tổ chức tập huấn, tọa đàm phổ biến khung lịch thời vụ, hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật nuôi tôm nước lợ cho nông dân và doanh nghiệp, nhằm hạn chế dịch bệnh xuất hiện gây hại, nuôi tôm an toàn, bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trong đó, chú trọng hướng dẫn người nuôi tôm thiết kế, cải tạo ao, đầm nuôi tôm đúng kỹ thuật, có khả năng ứng phó với điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt, khô hạn kéo dài. Hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn phù hợp với loại hình tôm – lúa, quảng canh – quảng canh cải tiến để hạn chế rủi ro, nâng cao tỷ lệ tôm sống và năng suất.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, toàn tỉnh thả nuôi tôm nước lợ năm 2019 diện tích 127.876 ha, sản lượng tôm nuôi 82.726 tấn, vượt 8,8% kế hoạch, tăng 11,5% so với năm 2018.
Nông dân huyện U Minh Thượng thu hoạch tôm càng xanh nuôi xen với lúa. Ảnh: Lê Sen/TTXVN
Sản lượng tôm nuôi tăng vượt kế hoạch do thời tiết khá thuận lợi, ít xảy ra dịch bệnh. Các cơ sở nuôi tôm công nghiệp trong tỉnh đầu tư mở rộng quy mô nuôi tôm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong quy trình nuôi để nâng lên năng suất, an toàn, bền vững và hiệu quả.
Người nuôi tôm chuyển đổi dần từ nuôi tôm công nghiệp theo truyền thống sang nuôi tôm công nghiệp 2 giai đoạn, chiếm khoảng 70 – 80% diện tích nuôi tôm công nghiệp và mô hình này đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất 10 – 15 tấn/ha. Ngoài ra, nuôi xen kết hợp tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh và cá đem lại hiệu quả cao nên nông dân đã đầu tư tăng diện tích nuôi, tăng năng suất, sản lượng tôm; đầu tư nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên…
Lê Huy Hải (TTXVN)