Cây phân xanh thường là cây họ đậu, tuy vậy cũng có một số loài cây thuộc các họ khác như cỏ lào, cây quỳ dại, v.v.. cũng được nhiều nơi dùng làm phân xanh. Cây phân xanh là gì, tác dụng của nó? Cây phân xanh thường là cây họ đậu, tuy vậy cũng […]
Cây phân xanh thường là cây họ đậu, tuy vậy cũng có một số loài cây thuộc các họ khác như cỏ lào, cây quỳ dại, v.v.. cũng được nhiều nơi dùng làm phân xanh.
- Cây phân xanh là gì, tác dụng của nó?
Cây phân xanh thường là cây họ đậu, tuy vậy cũng có một số loài cây thuộc các họ khác như cỏ lào, cây quỳ dại, v.v.. cũng được nhiều nơi dùng làm phân xanh. Phân xanh có nhiều loài được nông dân gieo trồng với mục đích làm phân bón, nhưng cũng có một số loài cây mọc hoang dại được sử dụng làm phân xanh. Các loại cây họ đậu thường có các vi sinh vật cộng sinh sống trên rễ và giúp cây hút đạm từ không khí. Lượng đạm này về sau có thể cung cấp một phần cho cây trồng. Cây họ đậu còn có khả năng hút lân khó tiêu và kali từ những lớp đất sâu mạnh hơn nhiều loài cây khác.
Cây phân xanh dễ trồng, phát triển nhanh và mạnh. Ngoài việc được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, các loài cây phân xanh còn được dùng để làm cây phủ đất, cây che bóng, cây giữ đất chống xói mòn, cây cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Cây phân xanh có nhiều loài và có khả năng thích nghi rộng cho nên cây phân xanh có thể trồng được ở nhiều nơi và có thể nói, nơi nào cũng có thể trồng được phân xanh, các loại cây phân xanh có vai trò rất to lớn trong việc gìn giữ, cải tạo đất và góp phần rất đắc lực làm tăng năng suất các loại cây trồng.
- Vị trí cây phân xanh trong hệ thống canh tác
Việc bố trí trồng cây phân xanh trong hệ thống luân canh dựa vào các đặc điểm chủ yếu sau: tập quán canh tác của người dân, tình hình đất đai, nhân lực, lợi ích về mặt kinh tế,…
– Cây phân xanh trồng xen: là hình thức trồng xen cây phân xanh với cây trồng chính, thường phát triển mạnh ở vùng trồng các cây dài ngày trước khi cây trồng chính khép tán. Ví dụ như: trồng bèo hoa dâu vào ruộng lúa, trồng xen muồng, đậu đỗ với mía, cà phê, cao su, cây ăn quả… Người ta còn trồng xen cây phân xanh thành các băng ngang theo chiều dốc hay mép các bậc thang cây trồng lâu năm, nhằm bảo vệ đất chống xói mòn và cung cấp phân bón tại chỗ.
– Cây phân xanh trồng gối: là hình thức gieo cây phân xanh vào cuối vụ của cây trồng chính vụ trước, sau khi thu hoạch xong cây trồng chính để cho cây phân xanh phát triển 1 thời gian sau đó vùi vào đất, cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.
– Phân xanh trồng thuần: hình thức trồng phân xanh 1 nơi sau đấy cắt lá đi bón cho cây trồng chính ở 1 nơi khác, phương thức trồng cây phân xanh để tận dụng đất đai.
- Kỹ thuật vùi phân xanh
Thời gian vùi thích hợp nhất là vào thời gian cây có năng suất chất khô cao nhất, tổng sản lượng N trong lá cao nhất, tỷ lệ C/N thấp, dễ bị phân giải.
Ví dụ đối với cây họ đậu thời kỳ bắt đầu ra hoa. Khi vùi chú ý 1 số điểm sau:
– Bón thêm lân khi cày vùi phân xanh, vừa xúc tiến nhanh phân giải hữu cơ vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
– Đối với đất trồng màu, đất có thành phần cơ giới nhẹ cần vùi phân xanh sâu vào tầng có độ ẩm ổn định.
+ Vùi vào đất chua nên bón thêm vôi hoặc photphorit, lân nung chảy.
+ Vùi vào vụ hè, thuận lợi cho quá trình phân giải.
– Khi vùi phân xanh trong ruộng lúa, tránh để phân xanh phân giải trong điều kiện yếm khí khi ruộng lúa ngập nước có thể dẫn đến việc khử các hợp chất S chứa trong phân thành H2S gây ức chế việc hút nước và dinh dưỡng cho cây lúa. Để khắc phục hiện tượng này, cần vùi phân xanh vào đất sớm, trước khi đưa nước vào ruộng, hoặc sau khi đưa nước vào ruộng nhưng phải bừa kỹ nhiều lần. Để an toàn nên vùi trước cấy 20 ngày./.
Nguyễn Thị Giang – TKN Chương Mỹ (st)