Cá tra dính ‘khủng hoảng kép’, người nuôi cá như ngồi trên lửa

Chỉ sau một thời gian ngắn, giá cá tra từ chỗ tăng cao kỷ lục (trên 35.000 đồng/kg) đã liên tục giảm và hiện chỉ còn từ 20.000 – 21.000 đồng/kg. Điều đáng nói là, dù giá giảm, song tình hình tiêu thụ rất khó khăn do doanh nghiệp giảm thu mua, khiến người nuôi […]

Chỉ sau một thời gian ngắn, giá cá tra từ chỗ tăng cao kỷ lục (trên 35.000 đồng/kg) đã liên tục giảm và hiện chỉ còn từ 20.000 – 21.000 đồng/kg. Điều đáng nói là, dù giá giảm, song tình hình tiêu thụ rất khó khăn do doanh nghiệp giảm thu mua, khiến người nuôi cá như ngồi trên lửa.
Từ “đỉnh cao” đến thua lỗ
Theo báo cáo mới đây của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trong tháng 5/2019, thị trường cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL diễn biến khá ảm đạm do giá cá liên tục giảm. Cụ thể, cuối tháng 5/2019, giá cá tra chỉ còn 23.500 – 24.000 đồng/kg đối với cá tra loại I (800-900g/con), giảm 1.000 đồng/kg so với tháng 4 và vẫn đang tiếp tục giảm, chỉ còn từ 20.000 – 21.000 đồng/kg.
Thu hoạch cá tra ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: KNVN

Theo VASEP, định hướng phát triển ngành hàng cá tra trong năm nay sẽ tập trung vào 2 khâu chính: Con giống và mở rộng thị trường xuất khẩu. Triển khai tích cực kế hoạch phát triển ngành cá tra; tăng cường phòng chống dịch bệnh.
Tổ chức thực thi Luật Thủy sản, thực hiện nghiêm quy định về đánh bắt và truy xuất nguồn gốc thủy sản, sớm giải quyết vấn đề áp “thẻ vàng” của EU; đổi mới tư duy, tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, thông minh.
Thống kê tại An Giang, giá cá tra nguyên liệu trong tháng 5 đã giảm 2.000 – 3.500 đồng/kg so với cuối tháng 4, còn 21.000 – 23.000 đồng/kg, tùy loại.
An Giang, Đồng Tháp là 2 địa phương mạnh nhất về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra. Theo UBND tỉnh An Giang, diện tích nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh hàng năm dao động khoảng 1.300 – 1.400ha, sản lượng từ 380.000 – 400.000 tấn.
Nếu như năm 2018, hầu hết người nuôi cá trúng đậm, thậm chí thu lãi tới 10.000 đồng/kg thì từ đầu năm 2019 đến nay, giá cá tra sụt giảm liên tục khiến nhiều hộ bị thua lỗ.
Ông Nguyễn Thanh Bình – Giám đốc hợp tác xã Sản xuất -dịch vụ thủy sản Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết: “Mấy ngày gần đây, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL bất ngờ giảm mạnh khiến hàng loạt hộ nuôi cá như ngồi trên lửa. Cụ thể, thương lái và doanh nghiệp chỉ thu mua với giá 20.500 đồng/kg, thấp nhất trong vòng 2 năm gần đây. Giá này khiến người nuôi bị lỗ 2.500 – 3.500 đồng/kg, những hộ nuôi bị hao hụt nhiều thì mức lỗ còn cao hơn”.
Theo ông Bình, cùng với giảm giá thì đáng lo hơn là tình hình tiêu thụ cá tra nguyên liệu đang gặp rất nhiều khó khăn, nhiều ao cá của bà con đã tới kỳ thu hoạch nhưng kêu bán rất khó, thậm chí có trường hợp thương lái và doanh nghiệp đã “đặt hàng” mua cá trước đó, thì nay cũng kỳ kèo không chịu bắt cá do giá đang giảm mạnh. Ai cũng kêu bắt cá lúc này lỗ nặng.
Nhiều người cho rằng, lý do khiến giá cá tra liên tục giảm sâu là do năm 2018, xuất khẩu cá tra đạt kim ngạch kỉ lục 2,3 tỷ USD, có thời điểm người nuôi lãi tới khoảng 10.000 đồng/kg nên nhiều hộ đã đổ xô nuôi cá tra, dẫn đến nguồn cung năm nay tăng cao hơn so với năm ngoái.
Trong khi đó, theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá cá tra nguyên liệu giảm chủ yếu do nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu chuyển sang tập trung vào công tác thu hoạch, chế biến cá tra do doanh nghiệp tự nuôi và hạn chế thu mua cá tra nguyên liệu trong dân, nhất là lúc này các doanh nghiệp chưa ký được nhiều đơn hàng xuất khẩu.
Do ảnh hưởng bởi giá cá tra nguyên liệu giảm nên nhu cầu giống thả nuôi trong dân không nhiều, hệ lụy là giá cá giống cũng giảm mạnh. Cụ thể, loại 30 con/kg đang dao động quanh mức 20.000 – 25.000 đồng/kg, trong khi cuối năm 2018, đầu năm 2019 giá cá tra giống được đẩy lên tới 70.000 đồng/kg.
Vẫn còn nhiều cơ hội?
Ở chiều xuất khẩu, các doanh nghiệp thủy sản cũng cho biết, mặc dù 3 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra sang một số thị trường như Mỹ có khả quan, nhưng sang tháng 4, 5 lại có xu hướng giảm, nhất là sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố mức thuế chống bán phá giá sang thị trường nước này rất cao.
 
Chế biến cá tra tại Công ty TNHH Công nghiệp thuỷ sản miền Nam. Ảnh: TTXVN
Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn, con cá tra vẫn có nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt là sang thị trường 10 nước tham gia Hiệp định CPTPP. Theo đó, cá tra, basa sẽ là các mặt hàng thủy sản được hưởng thuế suất bằng 0% kể từ năm thứ 3 sau khi Hiệp định CTCPP có hiệu lực (Hiệp định này có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019).
Đại diện Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2018, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường 10 nước CPTPP đạt 328,3 triệu USD, tăng 17,3% so với năm trước. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cũng có thể lạc quan tin tưởng rằng sẽ có nhiều cơ hội tại một số thị trường truyền thống hoặc tiềm năng với cá tra như: Mexico, Nhật Bản hay Chile.
Hiện nay, Mexico là thị trường xuất khẩu cá tra, basa lớn thứ 5 của Việt Nam (sau Trung Quốc – Hongkong, EU, Mỹ và ASEAN. Theo đó, 4 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường này đạt 40,8 triệu USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2018. Đây cũng là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất tại khu vực Mỹ Latinh và trong 10 nước CPTPP.
Đáng chú ý, người Nhật trước đây không thích ăn cá tra vì e ngại mùi tanh, họ thường chỉ sử dụng hải sản đánh bắt từ biển thì khoảng 5 năm gần đây, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này tăng liên tục. Đặc biệt là trong năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Nhật Bản tăng 37,6% so với năm 2017, và 4 tháng đầu năm nay, con số này cũng đã đạt 8,58 triệu USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Một trong những món chế biến từ cá tra được người Nhật yêu thíchnhất, chính là cá tra giả lươn. Người Nhật thích ăn lươn, thường có giá bánlên tới hơn 24 USD/con. Tuy nhiên, lươn Nhật Bản đang đối mặt với nguycơ cạn kiệt do bị đánh bắt quá nhiều nên các doanh nghiệp Nhật đã nhậpkhẩu cá tra Việt Nam về chế biến giống món lươn với giá rẻ chỉ bằng 1/3.
Thiên Hương (Dân Việt)