Sau một vụ nuôi cá, toàn bộ chất thải, thức ăn dư thừa, mầm bệnh… đều tích tụ ở đáy ao và ngấm vào trong nền đáy và bờ ao. Vì vậy, việc xử lý môi trường ao nuôi là công việc tối quan trọng để đảm bảo năng suất ở vụ nuôi tiếp theo. […]
Sau một vụ nuôi cá, toàn bộ chất thải, thức ăn dư thừa, mầm bệnh… đều tích tụ ở đáy ao và ngấm vào trong nền đáy và bờ ao. Vì vậy, việc xử lý môi trường ao nuôi là công việc tối quan trọng để đảm bảo năng suất ở vụ nuôi tiếp theo.
Đầu tiên, người nông dân cần chuẩn bị ao. Đối với ao mới đào: Cần tát cạn tháo rửa chua từ 1-2 lần sau đó bón vôi làm tăng pH đất, tháo rửa 1-2 lần nữa sau đó lấy nước vào sao cho pH ổn định ở mức trên 6,5. Tiếp đến tiến hành gây màu nước bằng phân chuồng, lượng phân bón với ao mới đào cần bón đủ lượng sao cho màu nước luôn ổn định không bị mất màu đột ngột.
Đối với ao cũ: Tát cạn ao, tu sửa bờ cống cấp thoát nước, vét bùn đáy chỉ để lại mức 10-20cm bùn đáy, nhằm làm tăng độ sâu nước ao và giảm sự biến động nhiệt độ trong ngày, đồng thời cải taọ điều kiện các yếu tố thuỷ hoá ở đáy như CO2, 02,, H2S, NH3…. san phẳng đáy nhằm giúp sinh vật đáy phát triển tốt và tiện thu hoạch.
Sau đó, khử trùng đáy ao bằng vôi bột rắc vôi quanh bờ ao và đáy ao nhằm làm môi trường đáy tơi xốp, giúp động vật đáy phát triển tạo cơ sở thức ăn cho cá, giúp pH môi trường nước luôn luôn ổn định ở mức kiềm yếu, kích thích các phiêu sinh vật làm thức ăn của cá phát triển tốt và tăng hiệu quả của các loại phân bón, tăng hàm lượng Ion Ca có lợi cho sinh trưởng của cá.
Mặt khác bón vôi có tác dụng diệt ký sinh trùng gây bệnh, diệt các loại cá tạp cá dữ có hại cho cá. Lượng vôi bón tuỳ thuộc vào pH đất với ao đất thịt không chua pH ≥ 6,5 bón 5-7kg/ 100 m2, ao đất sét, chua bón 10-15kg/ 100m2 hoặc nhiều hơn sao cho pH ổn định trên 6,5. Nếu ao bị ô nhiễm có thể bón đến 20kg/100m2 sau đó tháo nước vào tháo rửa 1-2 lần, theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Đà Nẵng.
Để xử lý nước ao nuôi, cần tăng cường thay nước mới vào ao nuôi, định kỳ 01 tuần/lần, mỗi lần thay 1/3 – ½ lượng nước trong ao. Bơm nước vào thời điểm từ 4 – 6 giờ sáng đối với những ao có hiện tượng cá nổi đầu để tăng ô xy hoà tan vào nước;- Dùng các loại chế phẩm sinh học chuyên ngành thuỷ sản xử lý môi trường ao nuôi để đẩy nhanh quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ tồn dư dưới đáy ao, hạn chế được hiện tượng cá nổi đầu gây chết cá.
Qua theo dõi vào tháng 4;5 hàng năm có hiện tượng cá Chép; Mè trắng; Trôi Ấn bị chết rải rác. Nguyên nhân do vi khuẩn thâm nhập, để hạn chế dịch bệnh các hộ dùng chế phẩm VICATO rắc xuống ao theo quy trình kỹ thuật hướng dẫn, định kỳ 01 tháng một lần (dùng vào đầu tháng 4 và đầu tháng 5). Đối với cá Trắm cỏ dùng thuốc trộn vào thức ăn: Thuốc Tiên Đắc I hoặc thuốc KN 04 – 12, bổ sung thêm Vitamin C để phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cá.
Đào Thu Thảo -Trạm KN các quận Ven Đô (Theo tạp chí thủy sản Việt Nam)