Sau Tết, nhiều gia đình muốn tìm cách trồng lại cây đào hay kỹ thuật trồng hoa đào trong chậu. Hoa đào là loài hoa không thể thiếu trong các gia đình miền Bắc vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Cùng nhau học cách chăm sóc chậu hoa đào sau Tết như thế nào […]
Sau Tết, nhiều gia đình muốn tìm cách trồng lại cây đào hay kỹ thuật trồng hoa đào trong chậu. Hoa đào là loài hoa không thể thiếu trong các gia đình miền Bắc vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Cùng nhau học cách chăm sóc chậu hoa đào sau Tết như thế nào để năm sau lại có đào đẹp chơi Tết nhé!
Những ngày xuân đang dần trôi qua với không khí bận rộn của công việc thường ngày. Các bạn đang băn khoăn làm sao để có thể chăm sóc chậu hoa đào của mình để có thể có được chậu hoa đào đẹp cho năm sau.
Trồng lại cây đào sau Tết
Trước khi trồng đào các bạn cũng có thể dùng các chế phẩm để cho cây đào phát triển rễ như siêu ra rễ.
Đào cảnh sau tết thường nở hết lộc non cũng như các nụ còn lại, chất dinh dưỡng trong bầu tuy không còn nhiều những vẫn đủ để duy trì sự sống cho cây, chỉ cần tưới đủ nước cho ẩm bầu là được.
Chuẩn bị đất trồng: Đào là cây không chịu được úng nên cần chọn đất cao ráo, tháo nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao khoảng 25-30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt.
Trước khi trồng đào các bạn cũng có thể dùng các chế phẩm để cho cây đào phát triển rễ như siêu ra rễ, vườn sin thái, Orgamin hòa với nước sạch theo hướng dẫn trên bao bì để tưới ẩm bầu trước khoảng 10-15 ngày khi trồng đào. Các chế phẩm này có thể giúp cho cây đào của bạn sinh trưởng, thúc đẩy ra bộ rễ mới thì khi trồng lại đào sẽ có khả năng sống cao hơn.
Khi chuyển đào ra đất trồng các bạn cũng có thể để đào trong chậu hoa đào cũ nhưng nên thay hỗn hợp đất mới trong bầu với tỉ lệ 3-4 phần đất thì trộn với 1 phần phân hữu cơ.
Bón phân cho cây đào
Các bạn có thể bón lót khoảng từ 3-5kg phân hữu cơ/cây tùy vào độ lớn nhỏ của chậu hoa đào. Nên bón phân cho cây đào trong thời gian từ 20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 hàng năm. Bón mỗi cây từ 0.5 đến 1kg NPK trộn với 2ml Siêu phân bón NEB tùy cây lớn, nhỏ, bón cách gốc 30-50cm theo hình chiếu của tán cây, tưới nước đủ ẩm cho đào trong thời kì bón phân để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân và sinh trưởng tốt.
Phòng trừ sâu bệnh
Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá các bạn có thể dùng luân phiên các loại thuốc Regent 800WG, Sokupi… Nếu chậu hoa đào của bạn có dấu hiệu lở cổ rễ hay đốm lá thì cần dùng Anvil 10EC hat Penac P. Cây đào cũng có thể bị rệp sáp làm hại, các bạn có thể dùng Supracide để phòng trừ.
Tạo tán, tạo thế cho chậu hoa đào
Việc tạo tán, thế cần tiến hành liên tục từ 5-7 ngày một lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc tạo khung theo các thế đã định, cắt tỉa, bỏ những cành ngoài ý muốn. Các bạn cũng có thể kết hợp cách khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây đào của mình.