Mô hình chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế – Công ty cổ phẩn Giang Sơn

Bắc Giang là tỉnh miền núi, nền kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển sản xuất nông nghiệp, ngoài các thế mạnh về lĩnh vực trồng trọt thì chăn nuôi gà là một trong những thế mạnh về phát triên. Theo thống kê toàn tỉnh trung bình có 14 triệu con gia cầm/năm, tập […]

Bắc Giang là tỉnh miền núi, nền kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển sản xuất nông nghiệp, ngoài các thế mạnh về lĩnh vực trồng trọt thì chăn nuôi gà là một trong những thế mạnh về phát triên. Theo thống kê toàn tỉnh trung bình có 14 triệu con gia cầm/năm, tập trung chủ yếu ở huyện Yên Thế. Chăn nuôi gà vẫn mang tính nhỏ lẻ, nông hộ tự sản tự tiêu là chính. Chăn nuôi nông hộ, hiện nay đã đang bộc lộ những điểm yếu nhất là trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP). Chỉ khi tập trung hóa được sản xuất mới giải quyết được vấn đề trên và tạo chuỗi cung ứng nông sản an thực phẩm sẽ giải quyết được vấn đề đó. Tuy nhiên toàn tỉnh chưa có chuỗi sản phẩm gia cầm hoàn chỉnh, chưa truy xuất được nguồn gốc, chưa có nhãn hiệu riêng (mới có nhãn hiệu tập thể gà đồi Yên Thế được Cục sở hữu trí tuệ cấp năm 2011). Gà đồi Yên thế được nuôi thả dưới tán cây rừng, cây ăn quả nên có chất lượng thịt ngon, số lượng chăn nuôi nhiều, hiện nay, riêng huyện Yên Thế có gần 5 triệu con gia cầm cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Ngay sau khi có chương trình xây dựng thí điểm chuỗi và để tạo bước đột phá Chi cục Quản lý chất lượng (QLCL) Nông Lâm sản và Thủy sản Bắc Giang, đã khảo sát và đánh giá các doanh nghiệp và vùng chăn nuôi gà tập trung. Căn cứ vào tiêu chí cơ bản, tinh thần tự nguyện của bà con nông dân, sự ủng hộ của các cấp chính quyền. Chi cục QLCL đã chọn Công ty cổng phần Giang sơn  thuộc xã Đồng Tâm huyện Yên Thế để xây dựng mô hình. Đây là doanh nghiệp tư nhân có trụ sở riêng, có ban lãnh đạo Công ty và các cổ đông. Công ty có dây chuyền giết mổ gia cầm công suất 2.500 con/ngày;  Khu vực nhà xưởng đáp ứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Công ty kinh doanh 2 mặt hàng chính là cung cấp gà lông  và gà qua giết mổ.

 

 Khâu chăn nuôi – Gà đồi Yên Thế

 Khâu giết mổ

Khâu kinh doanh

 

Chi cục đã thành lập tổ khảo sát, phối hợp với địa phương tiến hành khảo sát điều kiện đất đai, nguồn nước, chuồng trại, bãi chăn thả, tập quán chăn sóc nuôi dưỡng… trong chăn nuôi gia cầm tại các cổ đông của Công ty. Đánh giá các mối nguy không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; Điều kiện vệ sinh trong quá trình chăn nuôi, điều kiện giết mổ, lấy mẫu phân tích sản phẩm trước khi áp dụng VietGAHP.

Qua khảo sát Chi cục cùng với lãnh đạo địa phương, Ban lãnh đạo công ty đã lựa chọn được 80 hộ nông dân là cổ đông của CTy cổ phần Giang Sơn tham gia mô hình và được chia làm 5 tổ sản xuất. Chi cục QLCL cùng với địa phương xây dựng đã xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng quy phạm thực hành chuẩn, sổ ghi chép quá trình sản xuất, thành lập ban VietGAP, xây dựng quy chế làm việc cho ban VietGAP trong hệ thống QLCL theo chuỗi.

Chi cục cũng đã tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia mô hình các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, một số văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm, các mối nguy, các quy phạm chung về chăn nuôi gia cầm an toàn. Hệ thống quản lý chất lượng, trách nhiệm, quyền hạn khi tham gia. Đào tạo kỹ năng quản lý cho trưởng, phó ban VietGAP, các Tổ trưởng để các đối tượng này ngoài uy tín, kiến thức, kinh nghiệm còn có kỹ năng quản lý, giám sát đánh giá việc thưc hiện quy trình sản xuất và kỹ năng tìm kiếm thị trường, đàm phán kinh doanh để đảm bảo mô hình bền vững có hiệu quả và tổ chức sản xuất theo hệ thống QLCL.Hàng tháng Chi cục đều phân công cán bộ trực tiếp hướng dẫn nông dân áp dụng theo VietGAP.

Qua quá trình triển khai mô hình đến nay các hộ tham gia mô hình đã cơ bản áp dụng đầy đủ quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP. Quá trình hoạt động của chuỗi đạt hiệu quả  đảm bảo chất lượng, ATTP. Đặc biêt, giảm đáng kể chi phí trong quá trình kiểm soát ATTP.  Đến năm 2015, Công ty và cổ đông đã được cấp Giấy chứng nhận VietGAP. Bà Nguyễn Thị Tâm Giám đốc công ty có trao đổi với chúng tôi rằng  khi công ty hoạt động theo chuỗi thì công ty luôn có một lượng lớn gà đảm bảo chất lượng đồng đều và đã được giám sát an toàn thực phẩm chặt chẽ. Địa bàn  và lượng gà tiêu thụ tăng lên nhiều. Điều đặc biệt là có những đơn hàng với số lượng lớn mà trước kia công ty chưa từng có.Có khách hàng còn băn khoăn về chất lượng, ATTP công ty mời về thăm quan, giới thiệu từ khâu chăn nuôi đến giết mổ, kết quả là họ rất yên tâm về chất lượng và họ ký hợp đồng mua hàng cả năm. Qua quá trình hoạt động  theo mô hình chuỗi của Công ty đã khảng định tính ưu việt trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Đã kiểm soát và hạn chế được các mối nguy trong toàn bộ quá trình hoạt động của chuỗi: Những vật tư đầu vào, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, môi trường nuôi, quá trình giết mổ, quá trình kinh doanh do đó sản phẩm đến tay người tiêu dùng luôn được đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

          Để mô hình chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn hoạt động có hiệu quả, chúng tôi thấy rằng cần phải có những doanh nghiệp đứng ra chịu trách nhiệm liên kết các mắt xích trong chuỗi với nhau và điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chất lượng các hộ trong khâu chăn nuôi bằng sổ ghi chép đánh giá nội bộ, lấy mẫu sản phẩm để phân tích chất lượng. Các cơ quan quản lý, giám sát theo hệ thống luôn giám sát chất lượng trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh. Khi cần thiết lấy mẫu giám sát mối nguy có nguy cơ cao như chất cấm, dư lượng kháng sinh hay một số vi sinh vật nguy hiểm cho người tiêu dùng. Mô hình chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn được nhân rộng, hoạt động có hiệu quả đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩn đề nghị các cấp chính quyền có những cơ chế, chính sách ưu đãi trong việc thành lập và hoạt động của chuỗi; Tuyên truyền, quảng bá cho công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của chuỗi.

Quách Đăng Bắc

Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm và Thủy sản tỉnh Bắc Giang