Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL vừa cho biết, thời gian gần đây nhiều nông dân ào ạt chuyển đổi đất lúa, đất rau màu, đất mía… sang trồng mít Thái để xuất qua thị trường Trung Quốc. Ảnh minh hoạ Theo thống kê, những tháng đầu năm 2019, nhiều thương lái tăng cường thu mua […]
Tin liên quan
Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL vừa cho biết, thời gian gần đây nhiều nông dân ào ạt chuyển đổi đất lúa, đất rau màu, đất mía… sang trồng mít Thái để xuất qua thị trường Trung Quốc.
Ảnh minh hoạ
Theo thống kê, những tháng đầu năm 2019, nhiều thương lái tăng cường thu mua mít Thái, đẩy giá mít tăng lên đến 35.000 – 45.000 đồng/kg, cá biệt có thời điểm là 50.000 – 60.000 đồng/kg, nông dân thu về 400 – 600 triệu đồng/ha/năm. Do đó, nông dân tại các tỉnh liên tục mở rộng trồng mít Thái. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2019, diện tích trồng mới là 1.141ha.
Qua khảo sát của Cục Trồng trọt, việc chuyển đổi sang trồng mít rải rác trên nhiều địa phương, diện tích lớn, không theo vùng trồng tập trung, sẽ dẫn đến nhiều rủi ro trong mùa lũ, ngập úng, thiệt hại do hệ thống đê bao chưa hoàn thiện; tình hình sâu bệnh xuất hiện gây hại diễn biến phức tạp; nhu cầu trồng lớn trong khi nguồn cung cấp cây giống sạch bệnh, quản lý chất lượng nguồn gốc cây giống còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, tiêu thụ mít Thái chủ yếu phụ thuộc vào Trung Quốc nên dễ rủi ro khi thị trường biến động…
Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân cẩn trọng việc phá bỏ đất lúa, đất mía và một số cây khác… ào ạt chuyển sang trồng mít Thái.
Nguyễn Thanh (Báo SGGP)