Tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho gà thả vườn

Ngày nay, ngoài việc cung cấp thức ăn cho gà bằng thức ăn hỗn hợp thì việc tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho gà thả vườn cũng rất quan trọng nhằm cung cấp thêm chất dinh dưỡng cũng như giảm thiểu chi phí thức ăn hỗn hợp. Bài viết này xin giới thiệu đến […]

Ngày nay, ngoài việc cung cấp thức ăn cho gà bằng thức ăn hỗn hợp thì việc tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho gà thả vườn cũng rất quan trọng nhằm cung cấp thêm chất dinh dưỡng cũng như giảm thiểu chi phí thức ăn hỗn hợp. Bài viết này xin giới thiệu đến bà con một số cách tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho gà thả vườn như sau:

 Tạo ụ mối cho gà

Mối vốn là loài côn trùng có hại mà con người luôn tìm cách trừ khử. Nhưng nó lại là thức ăn khoái khẩu của nhiều vật nuôi đặc biệt là gà. Nuôi mối khá đơn giản, chúng phát triển bầy đàn rất nhanh, dễ kiếm thức ăn, dễ sinh sản và tách bầy. Dưới đây tóm tắt một số vấn đề cần lưu ý khi chúng ta tạo ụ mối cho gà.

Chậu nuôi: chậu nhựa

– Lót một lớp đất bên dưới chậu.

– Nếu muốn thu hoạch gối đầu thì có thể bố trí nhiều chậu nuôi.

– Có thể đậy nắp, chỉ chừa kẽ hở rất nhỏ cũng để mối thở.

– Đặt chậu ở nơi tối và mát mẻ.

– Mối leo trèo kém và hầu như không có khả năng tự vệ khi ra khỏi tổ. Mối cũng không có thói quen đi quanh quẩn kiếm mồi như kiến. Tuy nhiên, để đảm bảo mối không bò ra ngoài, người ta lồng hai chậu với nhau và đổ nước ở giữa.

Tổ: bằng các tấm gỗ ghéo lại, ở giữa để khe hở chừng 1,5cm để mối bò. Các tấm gỗ khoét lỗ đường kính độ 10cm, giữa nhét khăn hoặc giất vệ sinh.

 

Độ ẩm: mối cần độ ẩm nhưng không được quá ẩm ướt. Chậu nuôi cần được phun ẩm vài tuần. Người ta có thể đặt thêm một tấm xốp hoặc khăn thấm nước để giữ độ ẩm.

Thức ăn: mối là loại ăn gỗ, thức ăn của chúng bao gồm mọi vật liệu có chất xơ (cellulose) như gỗ, cành cây khô, lá khô, dăm bào, mùn cưa, sách báo…

Con giống: Loại mối thường được chọn nuôi là mối đất (subterrannean0 bởi khả năng tiêu thụ chất xơ, tốc độ và quy mô phát triển bầy đàn rất mạnh (lên đến cả triệu con)

– Tốt nhất hãy tìm tổ mối đất ở địa phương. Không nhất thiết phải bắt bằng được mối vua và mối chúa. Chỉ cần bắt được ấu trùng mối vua và mối chúa cùng với một số mối thợ, mối lính để đem nuôi. ấu trùng sẽ phát triển thành mối vua và mối chúa thực sự. Chúng giao phối với nhau để duy trì bầy đàn.

– Làm tương tự trong trường hợp nuôi bầy mới.

Thu hoạch:

– Cuốn chiếu: dỡ bỏ hai tấm ván ở trên, mặ tấm ván dưới cùng chứa đầy mối, nhấc lên và rũ mối vào chậu. Đem cho gà ăn.

– Toàn bộ: tuyển lại mối vua, mói chúa và một số mối thợ cho bầy sau. Phần còn lại đem cho gà ăn.

Cảnh báo: mối là loài côn trùng có hại, bởi vậy cần hết sức cẩn trọng khi nuôi, chỉ tìm và nuôi những loài có sẵn ở địa phương, không nuôi trong thành phố, không để mối thất thoát ra bên ngoài, nếu ngừng nuôi phải tiêu hủy hết.

Ngoài cách làm ụ mối cho gà ăn để tăng thêm protein cho gà chúng ta còn có thể dùng một số phương pháp khác như sau:

– Thắp điện sáng thu hút côn trùng cho gà.

– Nuôi giun quế tạo thức ăn giàu đạm đồng thời làm sạch môi trường đất.

– Gieo đậu nảy mầm cho gà.

– Sử dụng thức ăn xanh tự nhiên sẵn có tại địa phương như: Bèo tây, bèo nấm… hoặc thân cây chuối để cung cấp thêm chất xơ cho gà qua đó làm khẩu phần ăn thêm phong phú hơn.

Theo nongnghiepvui.com