Ngoài sản phẩm chính là hạt lúa thì phụ phẩm rơm, rạ sau mỗi vụ thu hoạch còn để lại trên đồng ruộng với sản lượng rất lớn. Từ nguồn rơm này bà con nông dân có thể tận dung để chăn nuôi, hoặc làm ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế khác. […]
Ngoài sản phẩm chính là hạt lúa thì phụ phẩm rơm, rạ sau mỗi vụ thu hoạch còn để lại trên đồng ruộng với sản lượng rất lớn. Từ nguồn rơm này bà con nông dân có thể tận dung để chăn nuôi, hoặc làm ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế khác. Cách làm này một mặt đã tạo thêm thu nhập cho người sản xuất lúa, mặt khác còn góp phần khác phục dần tình trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn. Trong đó phổ biến nhất là việc tận dụng rơm để nuôi bò. Mô hình sản xuất đang phát triển mạnh ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.
Trong số 3 vụ lúa cả năm, bà con nông dân thường chọn vụ đông xuân để lấy rơm dự trữ lại làm thức ăn cho bò. Bởi lúc này điều kiện thời tiết khô ráo không mưa bão đồng ruộng không ngập nước và rơm ít có mầm bệnh rất thuận lợi cho việc chất rơm thành cây để dự trữ làm thức ăn cho bò suốt năm.
Anh Nguyễn Bá Phúc ở ấp Hiếu Minh A, xã Hiếu Nhơn, huyện Chủng Liêm, Tỉnh Vĩnh Long có 1 hecta đất ruộng trồng lúa. Trước đây sau mỗi vụ thu hoạch lượng rơm thải ra trên đồng hầu như Anh đều bỏ cho phân hủy tại chỗ hoặc đốt lấy tro rất lãng phí. Thấy vậy, mấy năm nay Anh đã tận dụng nguồn rơm này để nuôi bốn con bò nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Anh Phúc cho biết qua một năm chăn nuôi ngoài lợi nhuận thu được từ các vụ lúa gia đình Anh còn có thêm nguồn thu kha khá từ nuôi bò giúp kinh tế gia đình ngày càng ổn định hơn.
Tương tự Anh Nguyễn Bá Phúc nhờ tận dụng được nguồn rơm trong sản xuất lúa để chăn nuôi bò, mà nhiều hộ nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long đã cải thiện đáng kể thu nhập cho gia đình.
Theo Bà con nông dân cho biết bình quân mỗi con bò con sau khi sinh được chăm sóc và nuôi dưỡng khoảng 1 năm tùy theo chất lượng giống và hình thể mà giá bán bò dao động từ 10 – 15 triệu đồng.
Đây là nguồn kinh tế tăng thêm khá lớn cho gia đình, do vậy một số địa phương ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long như: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang hầu như hộ nông dân nào cũng nuôi từ 1 đến 2 con bò. Ở những hộ có nuôi bò, sau khi thu hoạch lúa xong bà con đã đem rơm mang về sân nhà hoặc rìa vườn để chất thành cây hoặc làm nguồn thức ăn dự trữ bổ sung cho nguồn cỏ tươi quanh năm. Thậm chí ở những hộ nuôi bò nhiều lượng rơm nhà không đủ nên phải mua thêm hộ dân làm ruộng xung quanh.
Có thể nói việc tận dụng nguồn rơm lúa để nuôi bò đã mang lại lợi ích hết sức thiết thực cho bà con nông dân. Trong đó không chỉ có nguồn lợi về kinh tế tăng thêm thu nhập gia đình mà còn tạo ra nguồn phân hữu cơ bón cho vườn cây ăn trái hoặc rau màu, hoa kiểng. Ngoài ra nếu như khai thác tốt nguồn phụ phẩm rơm này còn góp phần giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường. Tránh làm gia tăng quá trình thái hóa đất từ việc xử lý rơm rạ không khoa học.
Nói về việc hiệu quả kinh tế của việc tận dụng nguồn rơm để nuôi bò ông Nguyễn văn Trầm ở ấp 1 xã An Ngãi Trung huyện Ba Ri Tỉnh Bến Tre cho biết: công việc này đã góp phần bổ sung nguồn thu khá lớn cho gia đình bởi vốn đầu tư rất thấp các chi phí về thức ăn cho bà hầu như không đáng kể. Theo ông với 6- 7 công rơm có thể nuôi 2-3 con bò thịt, sau 1 năm sẽ có 2 bò con trị giá vài chục triệu đồng.