Khẩn trương tiêu thoát nước trên ruộng càng sớm càng tốt; nếu ngập sâu trên 3 ngày lại gặp nắng nóng thì nguy cơ chết lúa cao. Nếu lá lúa bị bám đất phù sa, rêu phủ cần té khùa để rửa lá trước thi bơm tát tiêu rút nước;… Ảnh minh hoạ – Có […]
Tin liên quan
Khẩn trương tiêu thoát nước trên ruộng càng sớm càng tốt; nếu ngập sâu trên 3 ngày lại gặp nắng nóng thì nguy cơ chết lúa cao. Nếu lá lúa bị bám đất phù sa, rêu phủ cần té khùa để rửa lá trước thi bơm tát tiêu rút nước;…
Ảnh minh hoạ
– Có điều kiện nên thoát cạn trơ mặt ruộng hoặc chỉ để 2 – 3cm nước trên mặt.
– Kiểm tra các khóm và khu vực bị chết úng, nhổ khóm lúa nếu thân lá lúa bị thối, ủng, rễ đen không có đầu rễ trắng; những khóm lúa như vậy sẽ chết.
– Khẩn trương tiến hành dặm tỉa: Tỉa bớt dảnh từ khóm, khu vực ko bị ngập úng, mạ còn dự phòng, các chân ruộng cao lúa đang đẻ rộ, chú ý dặm cùng một giống hoặc các giống có cùng thời gian sinh trưởng.
– Sau dặm tỉa 3 – 4 ngày, ruộng lúa đã hồi phục dần, bà con bón thúc ngay lượng phân NPK hàm lượng cao 16-16-8 chuyên thúc kết hợp đùa sục bùn mặt ruộng. Khi có lá mới phun bổ sung bằng phân qua lá hoặc chât sinh học hỗ trợ ra rễ như PennacP, Kali humat, KH…
– Kiểm tra diện tích gieo sạ gieo vãi, thoát kiệt nước và gieo bổ sung ngay chỗ bị trẩm, thối sau ngập (diện tích mới gieo), tỉa dặm cho diện tích đã có 2 – 3 lá, bón thúc và phun bổ sung PennacP, Kali humat.
– Bảo vệ mạ dự phòng, khẩn trương gieo cấy ngay sau bão số 4 khi đủ điều kiện.
– Theo dõi phòng trừ ốc bươu vàng.
Trần Xuân (nongnghiep.vn)