Khi thời tiết khô lạnh, gia súc thường bị khô da, tổn thương niêm mạc da, dễ bị nhiễm trùng, tuần hoàn máu dưới da và niêm mạc giảm tạo cơ hội cho vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, nhất là đường hô hấp. Phòng dịch: Đối với chuồng trại: Không nuôi gia cầm, […]
Khi thời tiết khô lạnh, gia súc thường bị khô da, tổn thương niêm mạc da, dễ bị nhiễm trùng, tuần hoàn máu dưới da và niêm mạc giảm tạo cơ hội cho vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, nhất là đường hô hấp.
Phòng dịch:
Đối với chuồng trại:
- Không nuôi gia cầm, thủy cầm chung với gia súc.
- Không nuôi xen nhiều vật nuôi khác lứa tuổi. Sau mỗi lứa xuất chồng phải để trống chuồng 2-3 tuần, xử lý vệ sinh diệt trùng chuồng trại đúng kỹ thuật rồi mới nuôi lứa khác.
- Phun thuốc khử trùng 2-3 tuần/lần để vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và các khu vực xung quanh.
- Rải vôi bột quanh chuồng nuôi và lối đi.
- Khơi thông cống rãnh để thoát nước thải.
Đối với người trực tiếp chăm sóc vật nuôi:
- Mang khẩu trang, găng tay cao su khi tiếp xúc vật nuôi
- Rửa tay bằng xà phòng, tiêu độc khử trùng quần áo, giày ủng, dụng cụ trước và sau khi tiếp xúc vật nuôi.
Đối với vật trung gian:
Theo Việt Linh, phải kiểm soát cả chó, mèo, chim, chuột, dụng cụ chăn nuôi để tránh lây lan và phát tán mầm bệnh sang người hoặc gia súc, gia cầm khác.
Đối với gia súc, gia cầm:
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin:
- Đối với heo: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, phó thương hàn, tả
- Đối với trâu, bò: lở mồm long móng, tụ huyết trùng
- Đối với dê, cừu: đậu dê, lở mồm long móng
- Đối với gà: cúm gia cầm, gumboro, newcastle, tụ huyết trùng
- Đối với vịt: cúm gia cầm, dịch tả, tụ huyết trùng
- Tẩy ký sinh trùng đường máu và nội ký sinh trùng, ngoại ký sinh trùng trâu cho, bò, bê, nghé.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm dịch bệnh. Quan tâm đặc biệt đến gia súc già yếu và gia súc non mới đẻ.
- Cách ly, chăm sóc cẩn thận gia súc, gia cầm ốm, yếu.
- Khi có trâu bò chết rải rác, gia cầm chết hàng loạt:
- Phải báo địa phương và thú y, không giấu dịch.
- Không bán chạy gia súc, gia cầm bị bệnh truyền nhiễm.
- Nếu xác định gia súc, gia cầm bị chết do bệnh truyền nhiễm thì phải khử trùng chuồng trại và đem chôn xác gia súc, gia cầm theo quy định, không quăng xác gia súc, gia cầm chết xuống kênh mương, đồng ruộng làm lây lan dịch bệnh.
Chăm sóc gia súc bằng các biện pháp đông y:
Mồi lửa, xoa bóp, day bấm một số huyệt để tăng cường sức đề kháng, chịu lạnh cho trâu, bò. (Việt Linh)
Bệnh cước chân:
- Triệu chứng: Da chân gia súc sưng phù, nứt nẻ, có hiện tượng xung huyết. Chảy dịch màu vàng, loét và nhiễm trùng, hoại tử nếu bệnh nặng làm cho gia súc bị què, rồi phát sinh thêm các bệnh truyền nhiễm khác.
- Phòng bệnh:
- Tăng cường giữ ấm cho gia súc
- Giữ nền chuồng khô ráo
- Cho ăn uống đầy đủ, bổ sung muối khoáng, vitamin.
- Dùng đất bột trộn với phân tạo đệm cho bò đi lại cho nên bò không bị viêm móng do đi trên nền cứng.
- Điều trị: Tăng cường tuần hoàn máu tại chân của gia súc bằng cách xoa bóp bằng rượu gừng, cho trâu bò vận động tại chuồng.
- Bệnh nặng: báo cán bộ thú y để điều trị bằng kháng sinh.