Trong tháng 7 này, giá cá tra thương phẩm và cá giống tại ĐBSCL đã giảm tới mức thấp nhất trong 10 năm qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, nhất là 2 thị trường chính Trung Quốc và Mỹ. Cụ thể, mỗi […]
Tin liên quan
Trong tháng 7 này, giá cá tra thương phẩm và cá giống tại ĐBSCL đã giảm tới mức thấp nhất trong 10 năm qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, nhất là 2 thị trường chính Trung Quốc và Mỹ. Cụ thể, mỗi kg cá bán ra, người nuôi lỗ từ 3.000 – 5.000 đồng/kg tùy loại. Giá xuống thấp, lại không bán được, cá tra đang dính phải “khủng hoảng kép” nghiêm trọng.
Ảnh minh hoạ
Trước hàng loạt những khó khăn của thị trường, phía Tổng cục Thủy sản và Hiệp hội VASEP đã có cuộc họp vào đầu tháng 7/2019 để tìm các giải pháp tháo gỡ cho cá tra, trong đó việc tìm kiếm các thị trường mới, mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong những giải pháp chính.
Theo đại diện VASEP, việc xuất khẩu cá tra vẫn có cơ hội lớn, nhất là sang thị trường 10 nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, cá tra, basa sẽ là các mặt hàng thủy sản được hưởng thuế suất bằng 0% kể từ năm thứ 3 sau khi CPTPP có hiệu lực (Hiệp định này có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14-1-2019).
Trong năm 2018, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường 10 nước CPTPP đạt 328,3 triệu đô la Mỹ, tăng 17,3% so với năm trước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cũng có thể tìm cơ hội từ các thị trường tiềm năng như Mexico, Nhật Bản hay Chile.
Hiện nay, Mexico là thị trường xuất khẩu cá tra, basa lớn thứ 5 của Việt Nam (sau Hồng Kông (Trung Quốc), EU, Mỹ và ASEAN).
Về lâu dài, theo các chuyên gia, không chỉ cá tra mà nhiều mặt hàng thủy sản khác của Việt Nam cần quan tâm đẩy mạnh 2 khâu chính là con giống và mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh bị lệ thuộc vào bất kỳ thị trường nào khi có biến động để đảm bảo cung cầu.
Ngô Kiếm – Hầu Tú (Thesaigontimes)